Trong việc bếp núc hằng ngày, nồi chiên không dầu đã trở nên thân quen với mọi gia đình. Thiết bị đa năng này sẽ giúp bạn chế biến nhiều món ăn hấp dẫn, các món nướng, các món bánh thơm ngon bổ dưỡng. Việc tự tay làm những món bánh cho những người thân yêu trở nên dễ dàng, khi sử dụng nồi chiên không dầu. Bánh trung thu là một loại bánh truyền thống của người Việt mỗi dịp tết Trung Thu. Và việc làm bánh trung thu bằng nồi chiên không dầu, không hề làm mất đi hương vị truyền thống. Nào! Hãy cùng khám phá cách làm bánh trung thu bằng nồi chiên không dầu nhé!
1. Tại sao nên làm bánh trung thu bằng nồi chiên không dầu
Bánh trung thu đặc trưng ở tính truyền thống và mang bản sắc dân tộc người Việt. Mỗi chiếc bánh được làm thủ công, chăm chút tỉ mỉ. Nhất là công đoạn nướng bánh sao cho ngon và dễ dàng. Với những đầu bếp làm bánh việc này với họ là nghề và đam mê. Còn với các chị em phụ nữ gia đình bếp núc, muốn tự tay làm cho gia đình thân yêu những món bánh phức tạp, vừa ấm áp tình yêu thương, vừa giữ được tính bản sắc truyền thông, thì có một thiết bị hỗ trợ để công đoạn nướng bánh được đơn giản và hiệu quả, trở thành ao ước của nhiều chị em. Chính vì thế, cách làm bánh trung thu bằng nồi chiên không dầu trở nên dễ dàng, gọn tiện hơn bao giờ hết cho đại đa số các chị em.
Không những thế để vừa có thể tự tay làm, vừa đảm bảo túi tiền chi tiêu cho gia đình, cũng là bài toán cân nhắc của nhiều chị em. Nồi chiên không dầu với thiết kế nhỏ gọn, tiêu thụ điện năng ít, tiết kiệm chi phí sử dụng cho gia đình, có thể làm được nhiều loại bánh cơ bản. Giá thành phải chăng cũng là một điểm cộng cho sự lựa chọn, để các chị em lựa chọn cách làm bánh trung thu bằng nồi chiên không dầu.
Vậy với nhiều điểm hữu tiện như vậy, các chị em còn chờ gì không lựa chọn cách làm bánh trung thu bằng nồi chiên không dầu, để những người yêu thương gia đình có món bánh ngon truyền thống vào dịp Tết Trung Thu, và có thể là những dịp hằng ngày khi muốn ăn bánh trung thu nhỉ!
2. Cách làm bánh trung thu bằng nồi chiên không dầu
Sau đây là sẽ công thức cho bánh trung thu nhân thập cẩm, một hương vị quen thuộc truyền thống từ đời cha ông để lại nhé!
2.1. Nguyên liệu
Vỏ bánh:
- 160g bột mì đa dụng (bột bánh nướng)
- 500g đường cát
- 30ml dầu ăn
- 100gr nước đường bánh nướng
- Nước cốt ½ quả chanh
- 2gr muối
- 20gr lòng đỏ trứng gà
Nhân bánh:
- 50gr lạp xưởng cắt hạt lựu
- 50gr chà bông
- 80g hạt điều đã xay nhỏ
- 70g mứt bí đao
- 30g mè trắng
- Lá chanh cắt nhỏ
- 30gr mỡ đường
- 40gr nước đường bánh nướng
- 10gr rượu mai quế lộ
- 20gr bột bánh dẻo
Phết bánh:
- 1 lòng đỏ trứng gà
- ½ muỗng cà phê dầu mè
- 10gr nước
2.2. Cách chế biến
- Bước 1 Làm vỏ bánh trung thu thập cẩm
Chuẩn bị một bát tô, cho vào bát các nguyên liệu sau: 100gr nước đường bánh nướng, 30ml dầu ăn, 2gr muối, 1 lòng đỏ trứng gà (20gr). Sau đó, dùng phới trộn đều hỗn hợp với nhau, cho đến khi hòa quyện. Tiếp đó, bạn ray vào bát 160g bột mì đa dụng, trộn đều cho hỗn hợp nước đường và bột dẻo và kết dính, rồi dùng tay nhồi sơ cho hỗn hợp đều lại.
Mẹo hay cho bạn: Không nên nhồi bột quá lâu sẽ khiến bột bị chai, khi nướng bánh sẽ bị nứt và khô.
- Bước 2 Làm nhân cho bánh trung thu thập cẩm
Bạn cho 50gr lạp xưởng cắt hạt lựu, 50gr chà bông, 80g hạt điều đã xay nhỏ, 70g mứt bí đao, 30g mè trắng, lá chanh cắt nhỏ, 30gr mỡ đường vào bát, rồi trộn đều thành hỗn hợp nhân. Tiếp đó, bạn cho vào bát 40gr nước đường bánh nướng để tạo độ ngọt cho nhân và 10gr rượu mai quế lộ rồi trộn đều. Sau đó, cho từ từ 20gr bột bánh dẻo để tạo độ kết dính cho nhân.
- Bước 3 Tạo hình bánh trung thu thập cẩm
Bạn đổ hỗn hợp nhân bánh đã trộn ra đĩa, chia bột thành từng khối nhỏ khoảng 40gr rồi dùng tay nắm thành từng viên tròn nhỏ, đặt xếp cách nhau.
Mẹo hay cho bạn: Chia vỏ và nhân bánh trung thu theo tỷ lệ 2:3
Bạn chia bột thành nhiều phần nhỏ bằng nhau, mỗi phần khoảng 30gr rồi vo tròn. Sau đó, dùng tay ấn dẹp cho bột thật mỏng với độ dày tầm 0.2 cm, rồi cho nhân thập cẩm đã vo viên vào giữa. Bạn dùng tay miết mép vỏ bánh lại rồi vo tròn, để tạo thành một vòng kín bao bọc nhân và không tạo lỗ khí bên trong. Tiếp đó, bạn cho viên bột vào khuôn và ấn tạo hình. Tiếp tục làm tương tự cho đến khi hết phần nguyên liệu còn lại.
- Bước 4 Cách làm bánh trung thu bằng nồi chiên không dầu
Làm nóng nồi chiên không dầu trước ở nhiệt độ 200 độ trong khoảng 10 phút. Sau đó, xếp đều bánh trung thu vào lòng nồi, xịt một lớp nước mỏng. Cho bánh vào nướng lần 1 với nhiệt độ 160 độ trong khoảng 8 phút.
Dùng 1 lòng đỏ, 10gr nước, ½ muỗng cà phê dầu mè để làm hỗn hợp phết bánh. Bánh sau khi nướng lần 1, bạn xịt 1 lớp nước lên cho bánh nguội rồi dùng hỗn hợp trên phết đều lên mặt bánh.
Tiếp tục cho bánh vào nướng lần 2 trong khoảng 5 phút ở 140 độ. Rồi phết lên bánh 1 lớp hỗn hợp trứng. Cho bánh vào nướng lần 3 trong khoảng 5 phút ở 140 độ.
Sau khi nướng lần 3, bạn thấy bánh chín vàng là được. Nhẹ nhàng lấy bánh ra và đợi cho bánh trung thu nguội hẳn, là có thể cắt nhỏ và thưởng thức.
Mẹo hay cho bạn: Nên để bánh thật nguội, để nhân bánh kết với nhau, vỏ bánh khô, ăn sẽ bùi, vị nhân ăn sẽ đậm đà hơn.
3. Cảm nhận khi ăn bánh trung thu làm bằng nồi chiên không dầu
Món bánh trung thu được làm bằng cách làm bánh trung thu bằng nồi chiên không dầu, có độ vàng đẹp, không cháy xém quá lửa (bởi nồi chiên không dầu có chế độ điều chỉnh thời gian). Mặt bánh mướt, có độ bóng nhẹ của dầu mè, tươi thơm. Vỏ bánh thơm mùi trứng và bùi của bột.
Bánh cắt ra nhân bánh đầy đặn, thơm mùi bánh trung thu truyền thống, mùi lá chanh dây thơm phức. Miếng bánh chắc chắn. Cắn một miếng chứa đựng cả một bản sắc dân tộc truyền thống với những bản nhạc tết trung thu.
Thật dễ dàng với cách làm bánh trung thu bằng nồi chiên không dầu. Hãy cùng gia đình thân yêu của bạn nhâm nhi những chén trà ấm nóng, cùng miếng bánh trung thu thơm ngon, quây quần bên nhau nhé!
4. Một số lưu ý về nguyên liệu trước khi chế biến
Nồi chiên không dầu với công suất khác nhau, nên thời gian và nhiệt độ đặt để nướng bánh khác nhau. Bạn nên kiểm tra, cũng như đọc kỹ hướng dẫn sử dụng nồi chiên không dầu của gia đình, để có chế độ cũng như điều chỉnh phù hợp với mẻ bánh của mình nhé!
Để có mẻ bánh trông đều màu, trong lần nướng thứ 2 bạn có thể trở mặt bánh, thì đáy bánh cũng sẽ được vàng
Các nguyên liệu làm bánh cần đảm bảo độ tươi ngon, để khi thành phẩm giữ được độ thơm ngon của thực phẩm
Với bánh trung thu, muốn ngon nhất bạn nên làm và để qua ngày. Hôm sau bánh ăn sẽ cực kì đậm vì. Nhớ bảo quản nơi khô thoáng mát. Và vì không dùng chất bảo quản nên chú ý bánh dùng được trong khoảng 3-4 ngày nhé!
Chúc các bạn thành công với cách làm bánh trung thu bằng nồi chiên không dầu. Chúc bạn có những bừa trà bánh ấm áp tình thương yêu.
Bài viết liên quan
Cách làm caramen bằng nồi chiên không dầu
Cách làm cơm cháy bằng nồi chiên không dầu tốt cho sức khỏe
Cách làm bún chả bằng nồi chiên không dầu
Cách làm hoa quả sấy bằng nồi chiên không dầu
Cách rán đậu bằng nồi chiên không dầu
Cách nướng mực tươi bằng nồi chiên không dầu
Cách nướng hạt dẻ bằng nồi chiên không dầu
Cách sử dụng Máy pha cà phê Häfele
Cách làm bánh quy bằng nồi chiên không dầu
Máy pha cà phê Häfele loại nào tốt?
Cách làm bánh chuối nướng bằng nồi chiên không dầu
Cách làm chuối sấy bằng nồi chiên không dầu
Cách nướng cánh gà bằng nồi chiên không dầu
Cách nướng thịt bằng nồi chiên không dầu
Cách làm bánh mì bằng nồi chiên không dầu
Cách làm vịt quay bằng nồi chiên không dầu
Cách chiên chả giò bằng nồi chiên không dầu
Cách làm mít sấy bằng nồi chiên không dầu
Cách nướng gà bằng nồi chiên không dầu
Cách chiên phồng tôm bằng nồi chiên không dầu
Cách nướng hàu bằng nồi chiên không dầu
Cách làm khoai tây chiên bằng nồi chiên không dầu
Cách làm chân gà nướng bằng nồi chiên không dầu
Cách nướng khoai lang bằng nồi chiên không dầu